Các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
admin Tây Hiếu
2024-06-06T05:09:09-04:00
2024-06-06T05:09:09-04:00
https://tayhieu.thaihoa.nghean.gov.vn/index.php/thong-tin-tuyen-truyen-pho-bien-chinh-sach-phap-luat/cac-bien-phap-ngan-ngua-ngo-doc-thuc-pham-222.html
https://tayhieu.thaihoa.nghean.gov.vn/uploads/news/2024_06/358e08b4-60b2-4cb2-b266-ef3c188df36f.png
Trang thông tin điện tử xã Tây Hiếu - Thị xã Thái Hòa - Nghệ An
https://tayhieu.thaihoa.nghean.gov.vn/uploads/logo.jpg
Thứ năm - 06/06/2024 05:09
Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia...
Ngộ độc thực phẩm là bệnh do phải ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
Các nguyên nhân gây ra bệnh do thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng.
Do vậy, việc biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững.
Sau đây là các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm;
- Ăn đồ chín, còn hạn sử dụng: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.
- Tách biệt đồ sống và chín: Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
- Đậy thức ăn: Khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.
- Đun lại: Thức ăn thừa ở nhiệt độ hơn 70 độ C trước khi ăn.
- Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
- Rửa tay: Bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
- Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.
BTT - St